7/4/2021
Trẻ 7-8 tháng đã thành thạo ăn dặm và đã quen với việc ăn thức ăn nghiền nhuyễn. Dần dần bé sẽ chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn. Bé đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, do đó mẹ cần đảm bảo rằng các loại thực phẩm mẹ cung cấp sẽ giúp phát triển kỹ năng nhai cũng như đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn uống của trẻ. Vậy trẻ 7-8 tháng ăn được gì và không nên ăn gì?
Bé 7-8 tháng tuổi đã thành thạo với việc ăn dặm bằng các thức ăn nghiền nhuyễn. Khi đó bé đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn hơn và khám phá được nhiều cấu trúc hơn. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào đi nữa thì bé cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh để phát triển toàn diện.
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ sẽ bao gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Có nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết này. Vậy bé 7-8 tháng tuổi ăn được gì?
Trẻ 7-8 tháng ăn được thịt gì? Trên thực tế, thịt gà được được khuyến cáo là loại thịt nên giới thiệu đầu tiên cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Thịt gà thường có thể được bắt đầu khi trẻ được bảy tháng tuổi và thường được cho bé dùng ở dạng xay nhuyễn hoặc dưới dạng súp. Nước dùng hoặc nước gà nấu nhừ cũng rất bổ dưỡng cho bé.
Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà trẻ 8 tháng tuổi có thể ăn được. Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ… chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ có thể cho bé ăn cá dưới dạng xay nhuyễn hoặc nấu canh.
Trái cây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nhưng trẻ 7-8 tháng tuổi ăn hoa quả gì là phù hợp? Ngoài các loại trái cây mà bé đã ăn được từ 6 tháng tuổi như táo, bơ, chuối, đu đủ, mẹ cũng có thể cho bé ăn một số loại trái cây khác như dâu tây, kiwi,... Trẻ ở độ tuổi này có thể ăn được hoa quả nghiền sơ hoặc hình thuôn dài ở trẻ ăn dặm tự chỉ huy. Do đó, hãy cắt hoa quả theo nhiều hình dạng khác nhau và đưa cho trẻ thưởng thức nhé.
Khi được tám tháng tuổi, em bé có thể bắt đầu chuyển từ món rau nghiền nhuyễn sang rau dạng viên nhỏ hấp. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau vào chế độ ăn của bé. Súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây, đậu và bí đỏ… là những loại rau tuyệt vời cho chế độ ăn của trẻ.
Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua đặc làm từ sữa bò, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Có rất nhiều loại sữa chua có hương vị trái cây trên thị trường tạo nên lựa chọn ăn dặm tuyệt vời cho trẻ, tuy nhiên tốt nhất mẹ vẫn nên chọn sữa chua không đường kết hợp với trái cây tươi. Sữa chua ngoài việc cung cấp các vi chất dinh dưỡng, nó còn cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn tốt cho đường ruột cho trẻ.
Trẻ 7-8 tháng đã có thể ăn được chuối chín, mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp mà không cần phải chế biến. Trẻ 7-8 tháng mẹ có thể cắt nhỏ để cho bé ăn dặm mà không cần phải nghiền nhuyễn nữa.
Khi cho bé ăn chuối mẹ nên chọn chuối chín vàng đều, không bị nẫu nhé.
Theo Viện hàm lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài 6 tháng tuổi, nước lọc là đồ uống khuyến cáo cho bé ngoài sữa mẹ. Nước trái cây không được khuyến cáo cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể làm tăng khả năng sâu răng cũng như béo phi do chứa nhiều đường.
Phô mai là một sản phẩm chế biến từ sữa giúp bổ sung canxi cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ có thể mua các loại phomai sẵn có như phomai con bò cười làm món ăn phụ tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên mẹ nên cho bé ăn với số lượng hạn chế vì nếu ăn quá nhiều có thể khiến bé bị đau bụng.
Trứng là nguồn thực phẩm giàu chất béo và protein tốt cho sức khỏe, mẹ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng nhưng hạn chế ăn lòng trắng trứng vì bé có thể bị dị ứng.
Đậu phụ được làm từ đậu nành, đây là nguồn thực phẩm giàu protein và canxi cho trẻ nhỏ. Mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ không dung nạp lactose ăn đậu phụ.
Khi trẻ ăn dặm, việc cung cấp cho bé đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện là việc làm cần thiết, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bé:
Khi trẻ 7-8 tháng ăn dặm, mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo quá trình ăn dặm của bé diễn ra tốt đẹp nhất:
Lịch trình ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo:
Khi được 7-8 tháng tuổi, bé dành thời gian và sức lực để khám phá những điều xung quanh. Do đó, để đảm bảo bé vẫn hoạt động bình thường và không bị kiệt sức, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất. Khi biết được trẻ 7-8 tháng ăn được gì và không nên ăn gì, mẹ cũng sẽ có thể lên thực đơn ăn uống cho bé để đảm bảo cung cấp cho bé một chế độ ăn lành mạnh và tốt nhất có thể.