7/4/2021
Một trong những điều đáng lo ngại nhất của cha mẹ là khi thấy phân của bé có màu khác với màu nâu hoặc vàng bình thường ở bé. Phân xanh có lẽ là phổ biến nhất trong số những trường hợp này. Vậy trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài màu xanh là bị gì, phải làm gì nếu cha mẹ thấy phân của con có màu xanh?
Ở trẻ nhỏ, chế độ ăn (sữa mẹ, sữa công thức, thức ăn rắn) và tình trạng sức khỏe là những lý do chính dẫn đến sự thay đổi màu sắc của phân.. Dưới đây là một số màu phân phổ biến của trẻ và nguyên nhân gây ra tình trạng đó:
Trong 24 giờ đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài phân su. Phân su thường có màu đen, đặc dính. Phân được tạo thành do trẻ nuốt nước ối, mật và các chất nhầy khi trẻ còn đang trong bụng mẹ.
Trong vài ngày sau đó, trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục đi ngoài phân su. Dần dần, phân sẽ chuyển từ màu đen sang màu xanh đậm rồi từ đó chuyển sang màu vàng.
Phân màu vàng là màu phổ biến và bình thường nhất của những trẻ đang bú sữa mẹ. Trong phân thường có những đốm trắng nhỏ, những đốm trắng này thường vô hại và nguyên nhân là do sữa mẹ.
Đây là màu phân bình thường của ở những trẻ đang bú sữa công thức. Khi trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ sẽ sẫm màu hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ. Khi đó phân của trẻ bú sữa công thức sẽ có màu nâu nhạt hoặc màu cam.
Thi thoảng mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ra phân màu xanh. Nguyên nhân có thể do bé tiêu hóa chậm, bé bị cảm lạnh hay dị ứng thực phẩm hoặc chế độ ăn của bé có thức ăn màu xanh…
Phân của trẻ có màu đỏ do có lẫn máu trong phân. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do bé nuốt phải máu do đầu ti của bé bị nứt và chảy máu. Ngoài ra cũng có thể do bé bị nứt kẽ hậu môn gây chảy máu hậu môn.
Phân màu trắng có thể do trẻ gặp vấn đề về gan. Đây không phải là màu bình thường của phân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phân xanh ở trẻ 7 tháng tuổi và chúng hiếm khi là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng.
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều gặp phải tình trạng đi ngoài phân xanh vào lúc này hay lúc khác, nhưng nguyên nhân và tần suất có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra nhất:
Theo Viện hàm lâm nhi khoa Hoa Kỳ, bé đi ngoài màu xanh gần như không quá đáng lo ngại. Chỉ khi bé đi phân xanh, kèm theo phân lỏng hoặc chảy nước thường là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, khi đó bé cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn.
Hầu hết các trường hợp trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài phân xanh không cần điều trị vì phân có màu xanh là một trường hợp khác biệt phổ biến của phân bình thường ở trẻ. Nếu bé đi ngoài phân xanh là do trẻ thức ăn mà trẻ ăn hoặc do vitamin hoặc thuốc mà trẻ đã uống thì cha mẹ không cần thiết phải loại bỏ thức ăn đó hoặc thuốc đó ra khỏi chế độ ăn của trẻ chỉ để thay đổi màu sắc của phân.
Tuy nhiên, nếu những loại thức ăn hoặc thuốc đó gây khó chịu cho bé, chẳng hạn như đầy bụng hoặc có tiêu thì cha mẹ có thể cân nhắc bỏ nó ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ.
Ngoài ra. nếu bé đi ngoài phân xanh kèm theo cảm giác khó chịu thì lúc đó cha mẹ cần can thiệp:
Mặc dù, về cơ bản bé đi ngoài màu xanh lá không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé có dấu hiệu đi ngoài phân xanh kèm theo các triệu chứng như sốt, lừ đừ hoặc nôn mửa.
Ngoài ra khi bé đang bị ngoài phân xanh kèm theo chảy, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất vì nếu không bù nước kịp thời có thể khiến cho bé có nguy cơ bị mất nước. Các dấu hiệu của mất nước bao gồm giảm số lần thay bỉm, bé thường xuyên khó chịu, khóc không có nước mắt, khô miệng, mắt trũng và thóp trũng (điểm mềm trên đầu).
Mặc dù trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài màu xanh không phải là vấn đề quá to lớn, có thể do mất cân bằng sữa trước/sữa sau của sữa mẹ, do sữa công thức hoặc do bé không dung nạp thực phẩm… Tuy nhiên nếu bé đi ngoài phân xanh kèm theo tiêu chảy hay có máu trong phân thì lúc đó cha mẹ nên lưu ý bù nước tránh mất nước và điện giải gây nguy hiểm cho bé nhé.
Xem thêm: