Cha mẹ nào cũng biết ăn dặm có vai trò rất quan trọng với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì nó là giai đoạn đánh dấu bước đầu tiên bé làm quen với chế độ ăn như người trưởng thành. Nhưng liệu mẹ đã biết cách cho bé 9-10 tháng ăn dặm như thế nào để phát triển vượt trội? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cho trẻ 9-10 tháng ăn dặm đúng cách
Trẻ 9-10 tháng ăn dặm ngày mấy bữa?
Trước khi bé được tròn 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, ngoài việc bú sữa thì khi bé 9-10 tháng tuổi, tần suất ăn dặm của bé cũng phải tăng lên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà bé cần. Bé sẽ được bú khoảng 180 đến 240 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, 4 đến 5 lần một ngày.
Nếu mẹ thắc mắc trẻ 9-10 tháng ăn dặm mấy bữa một ngày thì bé nên ăn ba bữa ăn dặm một ngày kèm theo 2 bữa ăn phụ. Tuy nhiên, đừng ép bé ăn nếu như bé không muốn. Mẹ có thể tìm dấu hiệu no của bé như đẩy thức ăn ra xa, quay đầu hoặc ngậm miệng khi thấy thức ăn.
Bé 9-10 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Lượng thức ăn dặm của bé 9-10 tháng tuổi phụ thuộc vào nhu cầu của từng bé, nhưng hầu hết, các bé nên tiêu thụ một lượng thức ăn như dưới đây cho mỗi bữa ăn của mình:
Ngũ cốc: từ 60 ml đến 120 ml
Thịt hoặc các protein khác: 20 ml
Rau củ: từ 60 ml đến 120 ml
Trái cây: từ 60 ml đến 120 ml
Sữa chua, phô mai: từ 20 đến 60 ml
Trẻ 9-10 tháng tuổi ăn dặm được những gì?
Khi bé được 9-10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau ngoài trái cây và rau củ. Hãy tiếp tục cho bé ăn trái cây và rau củ nghiền thô, băm nhỏ hoặc cắt thành những miếng vừa ăn. Nhưng hãy nhớ rằng cần nấu hoặc hấp chín các loại rau củ quả cần làm mềm trước khi cho bé ăn. Ngoài ra, hãy cung cấp thêm cho bé các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai…
Trẻ 9-10 tháng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm
Dưới đây là một số thực phẩm mà cha mẹ có thể thêm vào trong chế độ ăn dặm của trẻ 9-10 tháng:
Rau củ: như rau chân vịt, đậu hà lan, cà rốt, khoai lang, củ cải…
Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, hải sản như tôm, cua, ghẹ…
Các thực phẩm khác như: mì ống, đậu phụ, trứng, bánh mì nướng, sữa chua, phô mai…
Lịch ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng
Phần lớn, bé sẽ ăn vào các bữa ăn chính như các thành viên còn lại trong gia đình, bé có thể ăn hầu hết mọi thứ mà cha mẹ đang ăn, miễn là nó không gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ. Vì thế hãy cùng bé trải qua giai đoạn ăn dặm đầy hứng khởi này nhé.
Dưới đây là một số lịch ăn dặm hàng ngày cho trẻ 9-10 tháng tuổi:
Trước giờ ngủ: 180 - 240 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
Bé 9-10 tháng ăn dặm tự chỉ huy
Bữa ăn sáng
1/2 chén ngũ cốc hoặc trứng nghiền
1/2 chén trái cây cắt nhỏ hình ngón tay hoặc nghiền nhuyễn bằng thìa
120 - 180 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
Bữa ăn phụ
120 - 180 sữa công thức hoặc sữa mẹ
1/4 chén rau nấu chín hoặc pho mát thái hạt lựu
Bữa trưa
1/2 chén pho mát hoặc thịt
1/2 chén rau nấu chín
120 - 180 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
Bữa ăn phụ
Bánh quy giòn từ ngũ cốc nguyên hạt
1/4 cốc sữa chua hoặc trái cây mềm, thái hạt lựu
Bữa tối
1/4 chén thịt mềm thái hạt lựu
1/2 chén rau xanh nấu chín
1/4 chén mì ống hoặc cơm
1/4 chén trái cây mềm, thái hạt lựu
120 - 180 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
Trước giờ ngủ
180 - 240 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
Một số món ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi
Bột ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi
Bột thịt rau ngót
Nguyên liệu:
Thịt lợn nạc
Bột gạo
Rau ngót
Dầu ăn dặm
Cách làm:
Hòa tan bột gạo cùng với nước
Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ
Thịt lợn băm nhỏ
Cho thịt lợn vào nồi nấu chín cùng với một ít nước. Sau đó cho rau ngót và phần bột đã hòa tan vào. Khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi bột chín.
Múc bột của bé ra bát nhỏ và thêm 1 thìa dầu ăn dặm, trộn đều rồi cho bé ăn.
Bột thịt rau ngót cho bé 9-10 tháng
Bột thịt gà khoai lang
Nguyên liệu:
Khoai lang
Ức gà
Dầu ăn dặm
Bột gạo
Cách làm:
Hòa tan bột gạo cùng với nước
Thịt gà băm nhỏ
Khoai lang luộc chín, dùng dĩa nghiền nhuyễn
Cho thịt gà vào nồi nấu chín cùng với một ít nước. Sau đó cho khoai lang và bột đã hòa tan vào. Khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi bột chín.
Múc bột của bé ra bát nhỏ và thêm 1 thìa dầu ăn dặm, trộn đều rồi cho bé ăn.
Cháo ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi
Cháo thịt bò bắp cải
Nguyên liệu:
Gạo
Thịt bò
Bắp cải
Dầu ăn dặm
Cách làm:
Gạo nấu cháo vừa ăn cho bé
Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn
Bắp cải rửa sạch, băm nhỏ
Cho dầu ăn vào chảo, xào thịt bò cho chín, sau khi thịt chín cho bắp cải vào xào chung.
Cháo chín, cho thịt bò và bắp cải vào trộn đều rồi múc ra bát cho bé ăn kèm với một thìa dầu ăn dặm.
Cháo thịt bò bắp cải cho bé 9-10 tháng
Cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu:
Thịt lươn
Gạo
Cà rốt
Dầu ăn dặm
Cách làm:
Gạo rửa sạch nấu thành cháo.
Thịt lươn rửa sạch, băm nhỏ
Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ
Cho một chút dầu ăn vào chảo, cho hành khô phi thơm rồi sau đó cho lươn vào xào, sau khi lươn chín cho cà rốt vào xào chung.
Cháo chín, cho lươn và cà rốt vào trộn đều rồi múc ra bát cho bé ăn kèm với một thìa dầu ăn dặm.
Bánh ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi
Bánh khoai tây cho bé 9-10 tháng
Nguyên liệu
Khoai tây
Trứng gà
Bột chiên xù
Rau mùi
Cách làm
Khoai tây bào sợi nhỏ, rau mùi băm nhỏ
Cho khoai tây bào + rau mùi + trứng gà + bột chiên xù tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
Cho bơ hoặc dầu ăn vào chảo, múc từng thìa hỗn hợp cho vào chiên đến khi bánh vàng là chín.
Bánh khoai tây cho bé ăn dặm
Súp ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi
Súp bí đỏ hành tây cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
Bí đỏ
Hành tây
Nước dùng gà
Một chút bơ nhạt
Bột năng
Cách làm:
Hành tây rửa sạch, thái hạt lựu. Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào cho tan rồi cho hành tây vào xào chín.
Bí đỏ rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng với nước luộc gà. Sau đó cho phần hành tây đã xào vào nấu cùng.
Khi hỗn hợp chín cho hỗn hợp vào máy xay xay nhuyễn sau đó đun lại hỗn hợp trên bếp, có thể cho thêm một chút bột năng cho sánh lại.
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn cho bé 9-10 tháng ăn dặm cho các bậc cha mẹ. Cho bé ăn dặm ở độ tuổi này là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ giúp bé tăng trưởng về thể chất mà còn cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ. Do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển toàn diện nhé.