3-6 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ và là giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Chính vì có rất nhiều sự thay đổi trong độ tuổi này dẫn đến nhiều bé có biểu hiện biếng ăn, lười ăn. Vậy nguyên nhân thực chất do đâu và phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Dưới đây là thực đơn cho bé 3-6 tuổi biếng ăn giúp bé ăn ngon tăng cân nhanh chóng cha mẹ có thể tham khảo.
Trẻ 3-6 tuổi đã có nhận thức riêng và có thể tự ăn, tự chơi, tự ngủ. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này vẫn thường xuyên biếng ăn, lười ăn. Vì sao vậy?
Trẻ 3-6 tuổi đã bắt đầu đi lớp mẫu giáo. Việc chuyển địa điểm ăn từ nhà đến trường là một sự thay đổi khác biệt cả về chỗ ăn, người cho ăn và cả các món ăn quen thuộc hàng ngày của trẻ. Đôi khi sự thay đổi này sẽ khiến trẻ cảm thấy xa lạ, không quen và nhiều bỡ ngỡ, từ đó trẻ sẽ từ chối ăn, lười ăn lâu dần dẫn đến biếng ăn.
Đôi khi với mong muốn con mình phải ăn được càng nhiều càng tốt, ăn được nhiều món dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà cha mẹ đã vô tình tạo áp lực lên cho trẻ, ép trẻ ăn, thậm chí quát tháo, la mắng và đánh trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì có thể gây nên nỗi ám ảnh tâm lý, trẻ sẽ sợ hãi khi phải ăn cơm, thậm chí sợ hãi khi đến giờ ăn, trốn chạy, lảng tránh khi đến bữa ăn.
Một số loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B1, vitamin B12…tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất trong cơ thể. Khi trẻ bị thiếu hụt những vi chất này có thể gây mất cảm giác thèm ăn ở trẻ, gây chán ăn, biếng ăn kéo dài… Những trẻ biếng ăn lại càng không ăn đủ những thực phẩm giàu dinh dưỡng này lại khiến tình trạng thiếu hụt vi chất ngày càng trầm trọng hơn tạo thành một vòng luẩn quẩn thiếu vi chất > biếng ăn> thiếu vi chất…
Trẻ từ 3-6 tuổi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém, trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh và dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Khi bị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…trẻ thường ho, sốt, mệt mỏi và không còn cảm giác muốn ăn. Khi trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… trẻ đầy bụng, khó tiêu cũng khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn nữa. Từ đó gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ 3-6 tuổi.
Một số cha mẹ hay cho bé ăn vặt giữa các bữa ăn như bimbim, bánh ngọt… mà không kiểm soát. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy no bụng và không muốn ăn khi đến bữa ăn chính. Một số cha mẹ khác lại có thói quen cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn dẫn tới bé bị lệ thuộc vào những thiết bị này, không có thì sẽ không ăn.
Trẻ em trong độ tuổi từ 3-6 tuổi đang trong giai đoạn phát triển răng, xương, cơ và máu do đó cần nhiều thức ăn dinh dưỡng tương ứng với cân nặng hơn người lớn. Để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, bữa ăn chính và bữa phụ của trẻ nên bao gồm nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm với số lượng phù hợp với sự thèm ăn và nhu cầu của trẻ. Dưới đây là tháp dinh dưỡng với khuyến nghị về lượng thức ăn hàng ngày cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi.
Trẻ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh với sự cân bằng dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm. Đồng thời trẻ nên có một giờ ăn đều đặn, các bữa ăn chính cách nhau từ 4 đến 6 giờ. Trong mỗi bữa ăn thì ngũ cốc chiếm số lượng lớn nhất, tiếp theo đó là rau củ, trái cây, và sau đó là thịt, cá, trứng…hoặc các thực phẩm thay thế với số lượng ít hơn. Nên lựa chọn cho bé các nguyên liệu tươi, sống, tốt cho sức khỏe, hạn chế cho bé ăn các sản phẩm đóng hộp hoặc các sản phẩm chế biến có nhiều muối, đường hoặc dầu.
Trẻ từ 3-6 tuổi phát triển rất nhanh chóng và rất năng động. Vì trẻ có dạ dày nhỏ nên chúng không thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ các bữa ăn chính. Do đó, trẻ cần được bổ sung đồ ăn nhẹ hàng ngày như một nguồn bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng hoặc nước. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn 2 bữa ăn phụ ở giữa các bữa ăn chính.
Tuy nhiên không nên lựa chọn các thực phẩm có nhiều chất béo, đường hoặc muối vì có có thể dẫn đến béo phì hoặc các tác động tiêu cực khác đến sức khỏe.
Carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng cho ter và giúp cải thiện tốc độ trao đổi chất. Carbohydrat trong chế độ ăn uống giúp ích cho sự phát triển của trẻ và đảm bảo cho sự phát triển thần kinh và não bộ. Cha mẹ có thể lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau giàu carbohyrat như khoai tây, ngũ cốc, các loại đậu, trái cây…
Đối với trẻ đang lớn, protein vô cùng quan trọng, chúng giúp phát triển các tế bào và mô. Protein cũng giúp thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất. Những thực phẩm giàu protein mà cha mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ như: các loại đậu, sữa, thịt, pho mát, thịt gia cầm và các loại hạt…
Các vitamin như A, B, C, D, K và những loại vitamin khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những vitamin này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Rau xanh tươi, trái cây, sữa… là những nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể.
Có nhiều các khoáng chất vô cơ cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, kali, natri, sắt, kẽm…Sắt giúp sản xuất tế bào hồng cầu, canxi giúp tăng cường xương và cơ bắp, kẽm giúp tăng cường miễn dịch, kích thích trẻ ăn ngon…Những khoáng chất này có thể tìm thấy trong các loại trái cây, rau, đậu, trứng cùng nhiều loại thực phẩm khác.
Để cho bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cha mẹ cũng cần bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn của trẻ, Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ vận hành được trơn tru. Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, táo, lê, đậu xanh, rau xanh…là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
Nhiều người nghĩ rằng, chất béo không tốt cho sức khỏe nhưng trên thực tế, chất béo là một phần quan trọng trong sự phát triển của con người. Trẻ em cần một lượng chất béo hàng ngày bổ sung từ các nguồn thực phẩm như bơ, sữa…
Xem thêm: 5 Lý Do Khiến Trẻ Tự Nhiên Biếng Ăn & Cách Khắc Phục
Dưới đây là một số gợi ý cho thực đơn cho bé 3-6 tuổi biếng ăn:
Một số lựa chọn cho bữa ăn sáng của trẻ 3-6 tuổi:
Một số lựa chọn cho bữa ăn trưa của trẻ 3-6 tuổi:
Một số ví dụ cho giờ ăn nhẹ:
Một số lựa chọn cho bữa ăn tối của trẻ 3-6 tuổi:
Trên đây là thực đơn cho bé 3-6 tuổi biếng ăn các mẹ có thể tham khảo. Trẻ biếng ăn không thể điều trị trong ngày một ngày hai mà phải cần sự kiên nhẫn của chính các bậc cha mẹ. Đừng quá lo lắng và vội vàng vì chỉ cần xác định được nguyên nhân sẽ có cách giải quyết phù hợp được cho trẻ.